Bắt lợn Ông cầu là tục lệ đặc biệt trong lễ hội của làng Hà Thạch (huyện Hà Thạch - Phú Thọ) vào ngày mồng 5 tháng Giêng. Khi lợn vừa được ra bãi trống, dân làng tay không lập tức đuổi theo bắt lợn (Ông cầu).
Đây được cho là mô phỏng việc đi săn lợn rừng từ xa xưa, để rèn luyện binh sỹ thuộc vùng ngoại duyên kinh đô Văn Lang xưa. Từ năm 1996, hội được dân làng khôi phục lại với mong muốn lưu giữ những truyền thống tốt đẹp cho thế hệ sau. Nhiều nghi thức, cổ tục vẫn còn được lưu truyền, đó cũng chính là niềm tự hào của người Hà Thạch mỗi khi vào mùa lễ hội.
Năm nay người dưỡng trư Ông cầu (nuôi lợn) là ông Nguyễn Văn Chính ở thôn 5 xã Thạch huyện Hà Thạch, Phú Thọ.
Lợn được mang về nhà ông Chính từ 23 tháng Chạp, nuôi dưỡng cẩn thận trong chuồng bao quanh 3 lớp lá cọ tránh rét. Ông cầu phải là lợn đực, đen tuyền (đen từ trong lỗ mũi).
Đến giờ hành lễ, Ông cầu được lùa từ chuồng bỏ vào rọ sắt (gọi sang là xe hoa) mang ra bãi.
Vừa nghênh Ông ra khỏi nhà người dưỡng trư, Ông cầu được tung hê liên tục.
Đội tế sinh và dân làng khiêng Ông lôi tuột ra bãi trong sự phấn khích và tiếng hò reo ầm ầm.
Sau khi chủ tế dâng hương kính cáo trời đất, ông bồi tế tháo văng cửa chuồng, Ông chạy, dân làng bắt đầu cuộc rượt đuổi Ông.
Tay không bắt lợn không hề dễ dàng.
Đuôi và 2 tai là những vị trí người dân nhắm tới.
Lễ hôi có 2 Ông cầu, ông cầm cờ cho bên nào thì sẽ cổ vũ khích lệ bên đó.
Ông cầu lại vượt thoát khỏi dân làng.
Khi bắt được Ông thật chặt, dân làng lại tung hê hò reo.
Rất phấn khích!
Sau đó lập tức chuyển Ông lại “xe hoa” rồi phủ vải che kín.
2 Ông cầu được dân làng rước về đền Trung và đền Nam nằm bên sông Hồng.
Ông cầu được đặt cạnh ban thờ trong đền để sau đó, đến 12 giờ đêm sẽ làm lễ tra dao, cầu nèm, tế thần và chia lộc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét