Mùa xuân mới tràn về, cũng là lúc trên đất Cố Đô Hoa Lư, Ninh Bình, hàng nghìn phật tử trong cả nước, cùng du khách thập phương nô nức trẩy hội chùa Bái Đính- ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á.
Chùa Bái Đính nằm trên sườn núi Đính, cửa ngõ phía Tây vào cố đô Hoa Lư, giữa mênh mông hồ và núi đá. Sau ngày khai hội chính thức vào mùng 6 Tết âm lịch, đoạn đường từ quốc lộ 1A rẽ vào chùa Bái Đính trở nên tấp nập hơn. Bãi gửi xe ô tô, xe máy gần như kín chỗ.
Chùa Bái Đính nằm trên sườn núi Đính, cửa ngõ phía Tây vào cố đô Hoa Lư, giữa mênh mông hồ và núi đá. Sau ngày khai hội chính thức vào mùng 6 Tết âm lịch, đoạn đường từ quốc lộ 1A rẽ vào chùa Bái Đính trở nên tấp nập hơn. Bãi gửi xe ô tô, xe máy gần như kín chỗ.
Một góc chùa Bái Đính
Quần thể kiến trúc rộng hơn 500 ha nhộn nhịp tiếng bước chân người đi lại. Từng đoàn du khách nối đuôi nhau theo chân hướng dẫn viên dâng hương, thăm quan cổng Tam Quan, điện Quan Âm, tháp Chuông đồng, hang sáng… Tại hành lang La Hán, chị Đào Thị Tuyết Mai, ở thành phố Phủ Lý, đang chăm chú lắng nghe hướng dẫn viên thuyết minh về 500 tượng La Hán cao 2,5m đặt dọc theo hành lang, kéo dài tới tận đỉnh núi. Mỗi vị La Hán mang một vẻ khác nhau, miêu tả sự sống nơi trần thế.
Bên trong chùa
Chị Mai cho biết: “Quang cảnh môi trường ở đây rất đẹp, mặc dù chưa xây xong nhưng rất hài hòa, có những thiết kế hợp lý. Đây là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á, được nhà nước xây dựng rất công phu, đầu tư lớn. Đến ngôi chùa này mình cảm thấy rất thoải mái”.
Những bậc thềm đá đưa du khách lên cao hơn, tới Tháp chuông đồng. Dân gian quan niệm, khi tiếng chuông đồng vang lên, thì mọi âu lo, phiền muộn đều được tan biến, mọi ma quỷ cũng không còn, để tâm hồn mỗi con người được bình an.
Mặc dù con đường từ xã Bình Hẻm ra đến tỉnh lầy lội khó đi, bà con trong xã ai cũng khó khăn, nhưng đầu xuân, được biết chùa Bái Đính linh thiêng, nên cả xã cố gắng tổ chức vừa là đi lễ, vừa là đi tham quan vãn cảnh chùa, cầu mong một năm mới mùa màng bội thu, bà Quách Thị Sắng (dân tộc Mường, tỉnh Hòa Bình), một thành viên của đoàn, chia sẻ: “Chùa Bái Đính này cả nước đi thăm. Nhà Phật rất khang trang. Năm mới thăm chùa hưởng lộc may mắn, cầu cho phúc cho sang năm mới có nhiều sức khỏe, may mắn làm ăn tốt đẹp.”
Trên đỉnh ngọn núi, nơi tọa lạc bức tượng thần Tài cách hơn 800m so với mặt đất, vẳng nghe tiếng chuông chùa vọng lại, phóng tầm mắt bao quát khuôn viên chùa Bái Đính rợp bóng cây xanh, lòng người trở nên bình yên, không còn những áp lực của cuộc sống ngày thường.
Thắp một nén nhang cầu phúc cho năm mới, bác Nguyễn Đức Lệ, ở Cẩm Giàng, Hải Dương cho biết: “Mới đến nhưng cảm giác tâm linh của mình đã thấy rất phấn khởi. Bây giờ tuổi cũng đã cao, nếu như sau này có dịp, nhất thiết sẽ dẫn con cháu đến đây, để thăm lại nơi tịnh tâm, linh thiêng nhất, để con cháu có được những phước lành nhất của những ngày đầu xuân.”
Khắp khuôn viên chùa Bái Đính, từ Giếng Ngọc, hồ Phóng Sinh, hồ Đàm Thị, đến điện Tam thế, điện Pháp chủ đều nhộn nhịp du khách, nhưng không xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy. Khi họ gặp nhau, dù quen hay không quen, cũng vui vẻ chào nhau bằng một nụ cười dịu dàng, ấm áp…
0 nhận xét:
Đăng nhận xét